giua trang

Cách bay khác thường của muỗi

Thứ hai - 27/11/2017 16:03
Chúng có một cách bay rất kỳ lạ, và điều đó giúp chúng tồn tại trong hàng triệu năm.
Cách bay khác thường của muỗi

          Về cơ bản, muỗi là một loài vật biết bay, nhưng cách bay lượn của chúng rất kỳ lạ nếu so với các loài động vật khác. Lấy ví dụ như chim sẻ và ruồi giấm, chúng sẽ bay bằng cách giậm nhảy, tiến vào không trung rồi mới vỗ cánh.
         Cách bay của muỗi thì ngược lại. Chúng vỗ cánh trong vòng 30 mili giây rồi mới nhảy lên. Tốc độ vỗ cánh của chúng cũng cực nhanh - lên tới 800 lần/s, nhiều gấp 4 lần so với các loài côn trùng thông thường.
Trên thực tế, đây là một kiểu bay được đánh giá là không hiệu quả, vì đòi hỏi chúng phải vỗ cánh quá nhiều. "Tại sao chúng lại bay theo cách đó?" - đây là câu hỏi Florian Muijres, nhà sinh học cơ khí tại ĐH Wageningen (Hà Lan) đặt ra. Và ông cũng đã tự mình tìm ra câu trả lời:  muỗi đã phải tiến hóa để có được kiểu bay ấy, nhằm giúp chúng tránh bị phát hiện sau khi hút no máu.

Cụ thể, Muijres và các cộng sự đã nghiên cứu cách loài muỗi Culex (cùng họ với muỗi vằn) "cất cánh" sau khi đã hút no máu. Về cơ bản, chỉ muỗi cái mới hút máu vì chúng cần đẻ trứng. Nhưng sau khi kết thúc bữa ăn, muỗi cái đã tăng từ 2 - 3 lần so với trọng lượng vốn có. Quan trọng hơn, chúng vẫn cần trốn thoát.

"Nếu so với con người, thì cũng giống như bạn cầm theo một cái ba lô nặng gần 100kg trên lưng" - Muijres đưa ra so sánh. "Rồi bạn vẫn phải bay, và rõ ràng đó là một quá trình rất tốn năng lượng."
Lúc này, muỗi không thể bay giống các loài côn trùng bình thường được, vì nếu cất cánh bằng cách giậm nhảy, chúng sẽ tạo ra áp lực đủ để đánh động vật chủ. Mà chắc bạn cũng biết mình sẽ làm gì khi nhìn thấy muỗi rồi đúng không? Vậy nên, chúng buộc phải bay theo cái cách tốn sức, nhưng an toàn kia.

Kết quả, lực tạo ra trên da con mồi sẽ rất nhẹ nhàng, giúp chúng "lỉnh đi" với một cái bụng no tròn đầy máu.

Để có được thành quả này, các chuyên gia phải đặt một máy quay tốc độ cao, có thể thu tới 30.000 fps (khung hình/s). Máy quay này cho phép họ thu tới 20 ảnh cho mỗi lần vỗ cánh, qua đó tính toán được lực muỗi tạo ra khi bay.

Được biết, các chuyên gia phải dùng người thật để làm mồi cho muỗi, và người này là Sophia Chang từ ĐH California, Berkeley. Nguyên do là vì muỗi sẽ tấn công nhanh hơn nếu mồi là con người. 

"Có vẻ như loài muỗi đã tìm ra cách cất cánh giảm được rất nhiều áp lực, để tránh bị con người phát hiện ra" - Muijres cho biết. "Điều này cho phép chúng tăng tỉ lệ sống sót sau khi hút máu."

Nguồn: PopSci

 ==========================================================================================================================================================================
Diệt Mối Nam Việt cung cấp các thiết bị chuyên dùng chạy bằng động cơ: Máy Stihl SR420, Máy Stihl SR5600, Máy Stihl SG31, Bình xịt Gloria 505T, Máy phun khói Pulfog K10SP, Máy Makita PM7650H...dùng để diệt muỗi, diệt ruồi, diệt kiến, diệt gián, diệt rệp...
Diệt Mối Nam Việt cung cấp các máy phun thuốc diệt côn trùng bằng điện: Máy SM Bure (Hàn Quốc), Máy C100 ( Hàn Quốc) dùng để diệt muỗi, diệt ruồi, diệt kiến, diệt gián, diệt rệp...

Diệt mối Nam Việt còn phân phối các loại chế phẩm diệt côn trùng uy tín hàng đầu: Map Permethrin 50EC, Maxx Thor, Aqua Resigen 10.4EW, Gel diệt gián Maxforcxe, Perme UK 50EC ,Thuốc diệt kiến Optigard AB 100, Thuốc diệt chuột Storm, Thuốc diệt mối Lenfos 50EC, Thuốc diệt mối Agenda 25EC, Thuốc diệt mối Cislin 2.5EC………được sản xuất ở Bỉ, Đức, Anh Quốc,  Thụy Sĩ..

Quý khách có nhu cầu , xin vui lòng liên hệ:   08.88.59.50.39 hoặc Mr.Hạ - 090.77.410.77 để được tư vấn chi tiết

HÀNG CÓ SẴN – GIAO HÀNG TẬN NƠI
DIỆT MỐI NAM VIỆT HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH HÀNG

 

diet muoi gia re


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây